CHẾ PHẨM VI SINH GỐC VFG
CÁC NHÓM VI SINH VẬT CHỦ YẾU TRONG VFG
Vi sinh vật Lactic: Vi khuẩn Lactic ngăn ngừa vi khuẩn có hại; Giảm mùi hôi thối của ngư trường, môi trường; Tăng khả năng tiêu hóa, hâp thụ thức ăn cho cây trồng vật nuôi.
Vi sinh vật Bacilllus: chuyển hoá thức ăn khó tiêu thành thức ăn dễ tiêu. Phân hủy hữu cơ (amylase, protease…); Cân bằng cạnh tranh sinh học; Giảm sự phát triển của Vibrio, vi khuẩn có hại và nguyên sinh động vật.
Nấm men: (sản sinh vitamin và các axit amin) tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất; Tạo các chất có hoạt tính sinh học như: hoocmon, enzym; Trong thành phần nấm men có nhiều loại vitamin và axit amin không thay thế.
Nhóm Nấm sợi: Là loại nấm sản sinh ra men (enzyme), tiêu biểu như: Aspergillus,Pennicillium… nhờ các enzyme này mà tinh bột, xenlluloz, protein, lipit… thủy phân dễ dàng và nhanh chóng tạo ra các dưỡng chất có lợi cho môi trường. Nấm sợi tham ra phân giải các hợp chất hữu cơ khử mùi hôi thối hiệu quả.
Vi sinh vật quang hợp: (tổng hợp ra chất hữu cơ từ CO2 và H20) là Vi sinh vật quang tự dưỡng; Có hàng loạt vai trò quan trọng:
- Tạo sản phẩm quang hợp.
- Tạo phytohoocmon, axit amin, hòa tan photpho, cố định Nito.
- Khử các mùi độc hại và hôi thối như Ammonia và Hydrogen Sulfide
Nhóm xạ khuẩn: Trung gian giữa vi khuẩn và nấm, tham gia hoạt động rất mạnh trong quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ: xenlluloz, tinh bột, lignin… Chính vì vậy VFG được sử dụng như dòng men phân giải rác thải hữu cơ vô cùng hiệu quả. Trong quá trình hoạt động sinh ra các chất kháng sinh, có tác dụng diệt nấm bệnh và vi khuẩn gây hại.
Các vi sinh vật trong chế phẩm VFG tạo ra một hệ thống sinh thái với nhau, chúng hỗ trợ lẫn nhau, cùng sinh trưởng và phát triển. Tùy từng điều kiện cụ thể, chế phẩm VFG sẽ kích hoạt mạnh hệ vi sinh vật tương ứng hữu dụng.
Hướng dẫn sử dụng:
Tùy nhu cầu lượng dùng để dùng nguyên gốc VFG hoặc nhân lên lượng lớn hơn thành 10 lít EM1 để sử dụng bằng chai rỉ đường đi kèm và nước để dùng được nhiều. Cách dùng hoàn toàn giống chế phẩm gốc, tác dụng như nhau. Một chai 500ml VFG + một chai 500ml mật rỉ đường + 9 lít nước = 10 lít EM1. Thứ tự cho nước trước, đổ 2 chai vào sau rồi quấy đều, đóng nắp kín lại ủ 3-7 ngày tùy thời tiết, khi thấy dung dịch có mùi thơm dễ chịu và váng nổi lên là dùng được.
Vì lên men trong môi trường yếm khí nên chọn can vừa với dung tích ủ, tối màu để ít không khí, ánh sáng quá trình ủ yếm khí sẽ nhanh, hiệu quả. Nếu muốn ủ ít hơn thì chủ động theo tỷ lệ 1VFG +1 rỉ đường + 18 nước.
Dung dịch gốcVFG hay lên men thành EM1 có mùi thơm ngọt dễ chịu hơi chua, có lớp váng trắng trên mặt là đạt chất lượng tốt.
Lưu ý : can dùng ủ từ VFG thành EM1(tức là hoạt hóa sinh khối nhân lên lượng lớn hơn) thì phải sạch sẽ để không lẫn vi sinh vật tạp,nấm,khuẩn có hại. Que dùng đảo dung dịch nên dùng que gỗ, tre hay nhựa mà không dùng que han gỉ, không sạch. Nếu dùng cồn vệ sinh thì trước khi dùng tráng lại nước sạch cho hết cồn. Mật rỉ đường nguyên chất đặc quánh,bạn nên pha nước ấm để tráng phần còn lại trong chai. Nếu nước máy mới thì cho xô chậu sạch, mở nắp để 3 ngày hãy dùng, nước máy chứa đủ thời gian trong bể thì dùng ngay được. Pha thêm nước ấm sao cho nhiệt độ nước ban đầu 360C-380C trước khi cho VFG để các vi sinh nhanh chóng hoạt động, quá trình lên men sẽ nhanh. Bạn vặn nắp can vừa tới, saocho quá trình lên men khí sinh ra căng can sẽ thoát để không phồng can. Quá trình lên men hoàn tất khi khí không sinh ra nhiều, và có lớp váng mỏng trên mặt, tới lúc này bạn có thể vặn kín nắp can để bảo quản dùng dần.
Mẹo: bạn có thể dùng quả bóng bay để bịt nắp can trong quá trình ủ, khí ga sinh ra trong quá trình ủ sẽ thổi phồng bóng. Nếu bóng phồng to, bạn châm kim 1 lỗ bằng đầu nhọn kim khâu loại nhỏ nhất cho quả bóng để xì bớt hơi. Lúc này khí sinh ra trong quá trình lên men sẽ chỉ thổi bóng bay đến cỡ mà lỗ châm kim chưa dãn, khi quá áp suất bóng tự dãn và xì bớt trong suốt quá trình ủ.
Sau khi ủ song cần cho vào can tối màu, có dung tích chứa gần vừa vặn để ít không khí lọt vào mà vẫn có khoảng trống nhất định cho việc dãn nở; vặn kín nắp, để nơi khô giáo, mát mẻ bảo quản dùng dần. Nên sang triết các dung tích nhỏ bảo quản đủ cho 1 lần sử dụng để khi mở nắp là dùng hết luôn thì chỉ số vi sinh vật cao, đảm bảo hoạt tính tốt nhất. Hoặc, bạn dự trữ lượng mật rỉ đường, chế phẩm VFG gốc để sau mỗi lần dùng vơi bạn lại cấp thêm thức ăn, con giống tốt các vi sinh vật có lợi và nước bù vào can để bảo quản luôn ở trạng thái đầy, chỉ số vi sinh cao nhất và tốt nhất. Bởi trong dung dịch một số vi sinh vật kỵ khí, chúng ta cần bảo quản để khi dùng ủ hiếm khí chúng hoạt động để chế biến cho ta các vật chất ta ủ thành các chất có ích. Nếu để không khí nhiều thì nhóm này sẽ ít đi.
Bạn hiểu đơn giản là bạn đang nuôi vi sinh vật sống với mật độ hàng tỉ con trên 1ml dung dịch, muốn nó sống, sinh sôi làm việc cho bạn khi bạn cần thì bạn phải nuôi nấng cho nó ăn, và ở trong môi trường phù hợp với nó, để nó phát triển quần thể của nó nhân lên. (tương tự dễ hiểu như bạn nuôi mẻ ấy, chỉ hơi khác là đây là bạn đang nuôi nhiều giống loài với mật độ rất cao, môi trường và thức ăn hơi khác chút).
Như vậy, để bảo quản các loại vi sinh vật sống này dự trữ để khi cần nhân lên sử dụng thì con giống phải khỏe, nhiều, đủ thức ăn, môi trường phù hợp để duy trì sự sống của nó trong suốt quá trình bảo quản, hoặc đưa chúng về trạng thái ngủ, hay hoạt động tối thiểu.
Trường hợp cần sử dụng lượng đặc biệt lớn, hay các đơn vị cần sản xuất các loại EM để thương mại, nhân nuôi lượng lớn dung dịch vi sinh vật này thành phuy 200 lít,300 lít…thì liên hệ về công ty để được tư vấn các nguyên liệu để ủ như thêm men gốc VFG dạng bột, dung dịch VFG chỉ số vi sinh cao, mật rỉ đường can lớn. Những nguyên liệu này giá rẻ, chúng tôi sẽ tư vấn quy trình, cung cấp nguyên liệu, con giống vi sinh để bạn nhân sinh khối lớn đạt chỉ số vi sinh vật cao, sử dụng với chi phí thấp nhất, đạt hiệu quả tối ưu và nhiều ưu điểm vượt trội. Thay đổi thói quen, hướng tới sản phẩm thân thiện, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe là tài sản vô giá.
1. Hồ cá, bể cá, bể thủy sinh, ao nuôi.
Trong nuôi cá cảnh, thủy sinh, nuôi trồng thủy sản thì chủ yếu ta dùng bổ sung vào môi trường nước nhằm đưa các vi sinh vật có lợi vào trong nước nhằm :
* Cung cấp vi sinh vật giúp phân hủy chất hữu cơ, thức ăn dư thừa, cặn bã, xác động thực vật…
* Giảm lượng bùn tích tụ, khử mùi hôi tanh, khí độc trong nước, tăng hàm lượng oxy trong nước, làm trong nước với màu nước đẹp.
* Diệt vi sinh vật gây bệnh: Coliform,Vibrio, Aeromonas, nấm ký sinh…
* Nâng cao đề kháng, giảm bệnh tật, ức chế vi khuẩn có hại, tảo độc.
* Tạo vi sinh vật phù du trong nước, làm thức ăn tự nhiên cho thủy sản.
* Tăng khả năng chuyển hóa thức ăn, kích thích tốc độ lớn, tăng chất lượng thủy sản.
* Bổ sung các vitamin, khoáng, vi lượng…
Đặc biệt trong thú chơi cá cảnh, những loại có màu sắc như Cá Koi, Bảy màu, Huyết Long…sẽ lên màu đẹp hơn, các loại thực vật thủy sinh cũng phát triển tốt. Đối với bể cá thì lâu phải thay nước mà cá khỏe mạnh, không bỏ ăn, ít bệnh. Những vi sinh vật này là những mắt xích không thể thiếu để hoàn thiện, cân bằng hệ sinh thái thủy sinh. Ngoài ra, nó còn dùng trộn trực tiếp vào thức ăn thủy sản, ủ thức ăn thủy sản, ủ lên men mồi câu…
Một số trường hợp sử dụng :
- Lần đầu xử lý ngư trường 20ml cho 100 lít nước (200ml cho 1m3 nước)
- Những lần tiếp theo 10ml cho 100 lít nước (100ml cho 1m3 nước), định kỳ cấy bổ sung hệ vi sinh vật hữu ích khoảng 7-10 ngày một lần.
- khi bể, hồ nổi váng, hôi tanh, mật độ thả cao, thức ăn thừa nhiều thì dùng lượng gấp đôi, gấp ba để bổ sung vào nước. Khi đã thấy ổn định thì những lần sau chỉ cần bổ sung 10ml cho 100 lít nước (100ml cho 1m3 nước).
Một lít VFG bổ sung 10m3 nước, sau khi nhân VFG lên 10 lít EM1 là sử dụng cho bể, ao, hồ…có dung tích 100m3 nước.
Nếu bể ao hồ nhiều tảo gây hại hay phòng bệnh cho thủy sản thì làm EM tỏi để xử lý bằng cách: 1 lít Chế phẩm VFG hay EM1 +1-2 lít rượu 350 +1 lít dấm + 1lít gỉ đường = Chế phẩm EM rượu (ủ 24h). Tiếp theo, lấy 1lít Chế phẩm EM rượu +1kg tỏi xay nát + 8 lít nước = Chế phẩm EM tỏi. Để 24h chắt lọc lấy nước sử dụng.
+ Cho ăn phòng bệnh: Lấy 1 lít nước chắt Chế phẩm EM tỏi trộn với 10kg thức ăn của thuỷ sản để sau 4-5 giờ thì cho thuỷ sản ăn,c hu kỳ 7-10 ngày cho ăn 1 lần.
+Xử lý tảo gây hại: Dùng 2 lít EM tỏi xử lý cho 100m3nước, xử lý vào chiều tối giúp khống chế tảo phát triển
Lưu ý : nên xử lý vào 8h-10h sáng có ánh sáng để đánh thức trạng thái ngủ của vi sinh vật, hòa loãng ra xô chậu trước lượng lớn hơn để khi đổ, tạt nhanh phân tán đều khắp. Không sử dụng khi mới xử lý kháng sinh,ít nhất sau 48-72h sau khi dùng kháng sinh mới cấy lại vi sinh. Chu kỳ sử dụng bổ sung vi sinh thường 7-10 ngày một lần.
2. Đối với phong lan,hoa hồng,rau sạch,các loại cây trồng khác.
* VFG vừa là một loại phân bón vi sinh, vừa là chất kích thích sinh trưởng cây trồng.
* Nâng cao đề kháng cây trồng, cung cấp dinh dưỡng giúp cây trồng nhanh lớn, tăng chất lượng nông sản.
* Bảo vệ cây trồng trước tác nhân gây bệnh : nấm, khuẩn, virus gây hại..
* Phục hồi hệ đệm sinh học, tăng phì nhiêu, tơi xốp cho giá thể, đất trồng
* Dùng ủ chế biến các loại phân hữu cơ vi sinh (ủ rác thải hữu cơ, phân chuồng, xác động thực vật…thành phân bón vi sinh).
* Cung cấp hệ vi sinh vật hữu ích rất lớn vào môi trường, tạo hệ sinh thái bền vững, bảo vệ môi trường sống, sức khỏe của chúng ta.
Một số trường hợp sử dụng :
1.Sử dụng trực tiếp phun tưới cây như một loại phân bón giúp cây trồng khỏe mạnh, tăng năng suất, hạn chế sâu bệnh hại, đẹp mã. Ngoài các dưỡng chất, thì đặc biệt nhóm vi sinh vật quang hợp giúp tổng hợp sinh khối cho cây từ nước và không khí, lấn át vi khuẩn, nấm có hại…
Cách dùng: pha nồng độ 2ml (VFG hay EM1) cho 1 lít nước phun tưới trực tiếp cho cây,chu kỳ 7-10 ngày 1 lần.
2.Làm các loại GE chuối,gừng,tỏi… thì say nát hoặc băm nhỏ nguyên liệu, đổ ngập VFG hoặc EM1 gấp 3-4 lần nguyên liệu, đậy kín để nơi khô giáo, thoáng mát. Lên men chừng 7 ngày đến khi có lớp váng nổi mặt là dùng được. Chắt nước cho vào can tối màu bảo quản dùng dần với cách dùng cũng 2ml/1 lít nước, tương tự cách dùng trực tiếp. Cách bảo quản tương tự bảo quản chế phẩm gốc. Nên làm đủ dùng, hết lại làm vì nếu bảo quản lâu thì định kỳ 1 tháng bổ sung vi sinh gốc 1 lần để đủ mật độ các nhóm vi sinh phong phú, thành phẩm không bị hỏng.
3.Ủ cá,tôm,ốc,thức ăn thừa nhà bếp…cho vào thùng chứa các nguyên liệu này, nén cố định dưới đáy, đổ ngập gấp 3-4 dung dịch vi sinh VFG hoặc EM1, mỗi 10 lít thể tích thêm 50g muối hạt rồi đậy kín nắp, ủ khoảng 1 tuần. Khi thấy lớp váng nổi mặt là chắt nước dùng tưới cho cây được,liều lượng sử dụng cũng là 2cc/1 lít nước. Thành phẩm sau ủ phải thơm dễ chịu, không hôi thối mới đạt chất lượng vi sinh. Bạn có thể bổ sung các chủng nấm đối kháng TRICHODERMA BACCILLUS nếu có để ủ cùng càng tăng chỉ số vi sinh vật hữu ích.
4.Ủ phân chuồng: 1m3 phân dùng 2-3 lít chế phẩm gốc hoặc EM1 pha 50-60 lít nước, phun trộn đạt tới độ cầm tay nắm chặt rỉ nước hỗn hợp trộn là được. Nếu có nấm đối kháng TRICHODERMA BACCILLUS để ủ cùng càng tăng chỉ số vi sinh vật hữu ích. Đậy bạt kín khoảng 1 tháng là được phân bón vi sinh rất tốt, bạn cũng có thể thêm 5kg NPK trộn ủ cùng để tăng hàm lượng cho phân.
5.Làm thuốc trừ sâu sinh học: với 1 hộp VFG bạn chế khoảng 10 lít dung dịch thuốc trừ sâu sinh học, nếu làm ít hơn hay nhiều hơn bạn cứ áng chừng các nguyên liệu tăng giảm theo tỉ lệ tương ứng một cách tương đối. Dùng 1kg hỗn hợp (ớt cay, tỏi, gừng, xả và 1 chai bù tạt, 50gam muối hạt) tất cả say nghiền nát cho vào xô hay can dung tích 10 lít, cho thêm 500ml dấm ăn, 500ml rượu 350 ; cho tiếp 5 lít nước sạch quấy đều sau đó đổ 1 chai VFG 500ml với chai mật rỉ đường 500ml vào rồi quấy đều sau đó cho thêm nước sạch đến gần đầy dung tích can hay xô ủ. Bạn lại quấy đều rồi đóng nắp kín để ủ, sau mỗi 3-5 ngày vặn mở nắp xả khí 1 lần tránh phồng can; ủ khoảng 15 ngày là chắt nước dùng được. Cách dùng cũng 2ml cho một lít nước để phun tưới cho cây trồng,giá thể với chu kỳ 7-10 ngày 1 lần để trừ hoặc xua đuổi các loại sâu hại, ốc, sên…đây là 1 chế phẩm sinh học, ngoài tác dụng trừ sâu thì nó cũng là phân bón, thuốc phòng bệnh cho cây trồng. Cách bảo quản dung dịch sinh học này giống như bảo quản chế phẩm gốc, dung dịch có mùi thơm không hôi thối là còn tốt; nên làm đủ dùng 2,3 tháng hết lại làm.
6. Đối với những người chơi phong lan,hoa hồng… nhất là có hồ cá Koi bên dưới giàn lan hay cần an toàn sinh học cao cho không gian xanh. Chia sẻ một số dạng phân bón để lan nhiều rễ, tốt, ít các bệnh thối nhũn, đốm, gỉ sắt, thán thư..., đưa hệ vi sinh có lợi vào môi trường cho lan, hoa hồng… và chính môi trường sống của chúng ta. Phân bón lan, hoa hồng… chất lượng cao, giá rẻ mà lại vô cùng hiệu quả, nhất là các nhà vườn lớn sử dụng nhiều. Nó vừa là phân bón vừa là chất kích thích sinh trưởng mà nó còn phòng bệnh do nấm, khuẩn gây ra rất bền vững, hiệu quả cao, lâu dài.
- Sử dụng trực tiếp chế phẩm gốc hay nhân thành EM1 tưới cho lan, hoa hồng… thì pha 2ml cho 1 lít nước 3-5-7 ngày tưới 1 lần tùy điều kiện thời gian từng người.
- Làm phân vi sinh tổng hợp mập thân thân, to lá, kích rễ: 50ml phân bón lá A5+50ml kích rễ A9 + 5 quả trứng + 8 lít nước sạch + 1VFG 500ml+1 chai mật rỉ đường 600g đi kèm (trứng đánh đều hòa tan với một ít nước trước khi cho chung vào hỗn hợp). Bạn quấy đều hỗn hợp lên, cho vào xô hay can tối màu ủ lên men vi sinh khoảng 5-7 ngày, khi thấy có lớp mỏng trên mặt là lấy tưới cho lan được. Liều lượng sử dụng là 2ml cho 1 lít nước chu kỳ 3-5 hay 7 ngày 1 lần.
- Nếu bạn muốn làm loại siêu phân tăng trưởng thì thay A5, A9 bằng 50ml chế phẩm siêu dinh dưỡng V1 và 50ml chế phẩm AB VIP với cách ủ và dùng tương tự.
- Nếu muốn chăm cây trước ra hoa và khi nuôi hoa để hoa to đẹp thì thay A5, A9 bằng 100ml phân kích hoa, dưỡng hoa A3.
- Nếu trừ sâu bọ côn trùng thì làm thuốc trừ sâu sinh học như mục 5 phun buổi sáng, muốn trừ sên thì phun buổi chiều.
- Đối với lan trồng chậu mà mọi người áp dụng máng điều hòa bán thủy canh thì trước khi bỏ giá thể bạn châm nước và cho thêm 5ml vi sinh vào tạo hệ vi sinh vật có ích từ giai đoạn đầu,máng lớn thì cho 10ml vi sinh. Bạn sẽ thấy hiệu quả, cảm nhận được sự thay đổi sau 3-5 lần sử dụng, nhất là những cây ngộ độc kích thích khó ra rễ.
3. Trong lĩnh vực chăn nuôi.
Cách đơn giản nhất để bổ sung các vi sinh vật có ích vào đường duột vật nuôi là cho uống hoặc phun vào thức ăn của chúng. Khi bồ sung được như vậy sẽ kích thích tiêu hóa làm vật nuôi khỏe mạnh, lớn nhanh, không có bệnh về đường tiêu hóa và đặc biệt phân thải ra giảm hẳn mùi hôi. Tỷ lệ dùng là 5ml/1 lít nước uống hay phun vào thức ăn cũng vậy, cho ăn uống thường xuyên.
Đối với những người chơi chim cảnh, việc phòng trị bệnh đường duột, tăng cường khả năng chuyển hóa thức ăn mà phân thải ra không có hoặc rất ít hôi bằng cách thêm vào nước uống hàng ngày thì đây là cách làm thật sự lý tưởng.
Thức ăn được lên men ủ bằng Chế phẩm gốc VFG hay EM1, sẽ tiết kiệm được thời gian, không phải nấu, chất lượng thức ăn tốt, vật nuôi khỏe mạnh, lớn nhanh, không có bệnh về đường tiêu hóa và đặc biệt phân thải ra giảm hẳn mùi hôi.
Cách ủ: Từ 10ml Chế phẩm EM gốc + 50ml rỉ mật đường + 10 kg các loại tinh bột + 250ml nước, hỗn hợp sau trộn này sẽ có độ ẩm 30%. Đậy kín, ủ hỗn hợp trong 2-4 ngày là dùng được. Nếu ủ các loại cua, cá ốc…thì phải đổ ngập nén xuống, khoảng 7-10 ngày là cho ăn được.
Lưu ý: Lúc đầu gia súc, gia cầm ăn chưa quen nên ta cho chúng ăn ít nhưng chỉ khoảng một tuần sau chúng đã có thể cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn ủ.
Trị bệnh ỉa chảy, đi kiết, sống phân: Cho con vật sử dụng trực tiếp Chế phẩm EM tỏi, với liều lượng là 1ml Chế phẩm EM tỏi trên 1kg trọng lượng của vật nuôi 1 lít Chế phẩm VFG hay EM1 +1-2 lít rượu 350 +1 lít dấm + 1lít gỉ đường = Chế phẩm EM rượu (ủ24h). Tiếp theo, lấy 1lít Chế phẩm EM rượu +1kg tỏi xay nát + 8 lít nước = Chế phẩm EM tỏi. Để 24h chắt lọc lấy nước sử dụng.
Dùng tắm cho vật nuôi: Dùng VFG hay EM1 pha với nước lã theo tỷ lệ 5ml:1 lít nước sử dụng hàng ngày dung dịch này để tắm cho vật nuôi. Vật nuôi giảm ngứa, sạch sẽ, chuồng trại chăn nuôi sẽ giảm hẳn hoặc không còn mùi hôi thối.
Dùng xử lý hố Bioga: Dùng 1-5 lít chế phẩm gốc VFG hoặc EM1 pha với 200-300 lít nước té đều lên hố Bioga. Giúp làm sạch môi trường bể Biogas, tiêu tan mùi hôi thối.
Nếu bể phốt, bạn dùng 5 lít chế phẩm gốc VFG hoặc EM1 xả xuống thông qua bồn cầu mỗi tháng 1 lần sẽ khử mùi, phân giải hữu cơ để tăng gấp 3-5 lần thời gian phải hút bể phốt.
Dùng xử lý đệm lót chuồng (đệm lót sinh học): Dùng 200ml Chế phẩm VFG hoặc EM1 pha 1lít nước sạch/10m2mặt sàn/1 lần/tuần. Trước khi vào gà phun 1 lần (phun toàn bộ nền, tường, sung quanh khu vực chuồng nuôi.
Chú ý: Nước để pha chế phẩm Chế phẩm VFG hay EM1 là nước máy phải để qua 1 đêm rồi mới sử dụng (Hết chất khử trong nước). Nước giếng khoan thì phải lọc.
Nếu dùng ủ mồi câu bạn dùng mật rỉ đường, VFG, nước lượng bằng nhau, đánh đều trộn mồi đạt độ ẩm cần thiết, ủ kín 24h trước khi câu thì khi xuống nước lan tỏa hương vị mồi câu của bạn rất tốt để dẫn dụ.
4.Trong xử lý môi trường
1 lít VFG hay EM1 + nước sạch khoảng 50 lít,chia đều đổ vào các cống thoát, hố ga,nơi chứa nước thải... Liều lượng: 1 lít chế phẩm VFG hay EM1 cho 1m3 nước thải. Định kỳ 5-7 ngày xử lý 1 lần, tùy độ ô nhiễm mà đặc hay loãng hơn linh động sử dụng.
Đối với đường ống nước thải sinh hoạt, nhiều hữu cơ như đường ống thải bồn rửa chén bát thì việc bổ sung vi sinh vật có ích sẽ khử mùi, khí độc, tiêu diệt vi khuẩn mầm bệnh có hại, phân hủy bã hữu cơ để tránh tắc đường ống do cạn bã hữu cơ gây ra, nhất là các khúc cua ống; đường ống nhà tắm, bồn rửa mặt thì hay tắc do tóc gây ra, nhất là các khúc cua việc đưa vi sinh để phân hủy khử mầm bệnh là rất hữu ích.
5. Hướng dẫn sản xuất EM 1 lượng lớn cho những người cần sử dụng nhiều, thường xuyên như trang chại chăn nuôi, hồ thủy sản lớn…
1 hộp VFG gốc+1 hộp VFG gốc dạng bột + 5kg mật rỉ đường + 60 lít nước sạch. Cho hỗn hợp vào phuy nhựa, khuấy đều, đậy nắp ủ khoảng 1 tuần. Khi thấy dung dịch có lớp váng trên mặt là bạn thu được khoảng 65 lít dung dịch vi sinh gốc với mật độ vi sinh rất cao lên tới hàng tỉ con trên 1ml để sử dụng. Với cách này chi phí mỗi lít vi sinh gốc chỉ vào khoảng 6-7 ngàn 1 lít mà lại rất chất lượng,thậm chí hơn rất nhiều những chế phẩm nhân nuôi sẵn không có nguồn gốc xuất sứ mà lại rất rẻ.
Bằng cảm quan thì một chế phẩm vi sinh gốc tốt thì phải không có mùi hôi thối của khí độc, vì vi sinh tốt sẽ khử mùi này. Khi sử dụng để ủ các loại hữu cơ đạm cao như cá, ốc, tôm…thì thành phẩm cũng không tanh hôi thì đó mới là vi sinh gốc tốt, đạt mật độ vi sinh vật có lợi cao, hoạt động hiệu quả. Khi cho vật nuôi uống nước pha vi sinh gốc này, thì phân thải ra cũng giảm hôi thối rõ rệt.
Đây là một phát hiện vô cùng lớn và hiệu quả rất cao của người Nhật, có những trang trại chăn nuôi rất lớn với chất thải ra hàng ngày rất nhiều mà bước vào cảm giác hôi thối gần như không có. Họ sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp với chất lượng cao, thậm chí xuất khẩu phân như phân gà cả sang các nước khác. Sau khi họ xử lý nước thải bằng vi sinh họ rửa tay cầm đồ ăn để cho người ta thấy sự an toàn cao và lợi ích lớn của công nghệ vi sinh gốc của họ. Chúng ta cùng khám phá lợi ích thành tựu khoa học của của họ.