Giới thiệu làm hoa trái vụ

            HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG B3 H1 TRONG ĐIỀU KHIỂN CÂY RA HOA QUẢ

1.Làm Thanh Long trái vụ:

Không có chất nào tuyệt đối kích chỉ ra hoa hoặc chỉ ra mầm chồi mà chỉ có chất chung để đánh thức mắt ngủ ; nếu mắt đó đã phân hóa mầm hoa thì khi bôi H1 đánh thức mọc lên hoa,nếu chưa phân hóa mầm hoa mà bôi H1 đánh thức sẽ lên chồi. Những mắt Thanh Long đã phân hóa mầm hoa phần lớn đã ra trong chính vụ nên hết vụ còn phần đa các mắt chưa phân hóa mầm hoa.

Bước đầu tiên quan trọng là phải phun những chất giúp những mắt Thanh Long phân hóa mầm hoa trước khi bôi H1 15 ngày như MKP,chế phẩm B3...

-Nếu dùng B3 thì pha 2ml B3 cho 1 lít nước,tức khoảng 2 nắp B3 cho bình 16 lít ; phun sương ướt cành và rễ bám trên trụ (trung bình mỗi trụ phun khoảng 1-2 lít) ; phun 1 lần duy nhất cho suốt cả mùa trái vụ 6 tháng là được. Sau 15 ngày phun B3 là có thể chọn mắt to,sáng,xa gốc cành của những tay đã trên 6 tháng tuổi,đã thòng xuống để chấm H1.

-Nếu MKP thì phun 25-40 gam MKP cho bình 16 lít ; phun 2 lần cách nhau 3 ngày,sau lần phun cuối 15 ngày mới chấm H1,trước mỗi đợt chấm H1 phải phun nhắc lại MKP như ban đầu . Sau 15 ngày từ lần cuối phun MKP là có thể chọn mắt to,sáng,xa gốc cành của những tay đã trên 6 tháng tuổi,đã thòng xuống để chấm H1.

-Thao tác chấm H1 : lấy tăm bông nhúng trực tiếp H1 rồi chấm đầu gai khéo sao cho hơi ẩm đầu gai chờm một chút xuống hai bên chân gai,không ướt nhiều hay loang rộng xuống phần cành mà mắt sẽ phân hóa mạnh,ra quá nhanh,ra nhiều hoa trên 1 mắt,cháy hoa,nứt cành. Sau 5-10 ngày chấm H1 tùy thời tiết là nứt nụ như hạt bắp. Không nên tâm lý sợ chấm ít không ra,lâu ra mà chỉ cần thời tiết ấm chấm nhẹ đã đủ đánh thức mắt gai.

-Nhiệt độ tốt nhất chấm H1 là được khoảng 1 tuần ấm từ 250c trở lên,hoặc tối thiểu cũng không dưới 230c. Miền Bắc hay vùng khí hậu lạnh phải căn lúc ấm để chấm H1,sau 24h chấm H1 không gặp mưa hoặc không tưới nước.

-Sau khi nứt nụ mà gặp rét nụ khó lớn,khó nở thì pha 1ml H1 với 3 lít nước (tức 1 chai H1 pha khoảng 50 lít nước),phun sương lên nụ 1 lần để nụ lớn và nở ; nếu hoa nở gặp mưa không thụ phấn được cũng pha H1 như vậy phun thẳng vào nhụy và hoa thay thế việc thụ phấn giúp đậu trái.

-Pha loãng H1 1ml cho 3 lít nước phun sương lên quả khi quả đã trưởng thành,cách thu hoạch khoảng 10 ngày cũng giúp tai Thanh Long xanh,dài,đẹp và tăng độ ngon ngọt cũng như căng đẹp,to thêm. Nếu phun sớm quá thì trái hay bị sượng do tập chung phát triển vào tai,tai dài quá.

-Nếu không muốn làm trái vụ hoặc vùng lạnh quá khó làm chỉ muốn kéo dài vụ chính hay vớt lứa muộn thêm 1,2 lứa thì phun B3 1 lần (2ml B3/1 lít nước),phun vào khoảng giữa tháng 7 âm lịch,sau khi phun B3 15 ngày thì pha 1 ml H1 với 3 lít nước phun sương cho cành 1 lần.

-Miền Nam muốn hỗ trợ quá trình xông đèn khỏi gãy vụ thì cũng xử lý phun B3 2ml/1 lít nước trước khi xông đèn 15 ngày,xông đèn chừng 5-7 ngày là pha H1 1ml/3 lít nước phun xương lên cành,rễ bám trụ thì hỗ trợ ra hoa rất tốt. Tới đây công ty sẽ có loại H1 phun là loại H1 mạnh để phun kéo nụ ra tự nhiên mà không cần xông đèn cho khu vực phía Nam.

-Nếu làm Thanh Long bonsai trồng chậu bán tết, muốn quả chuẩn tết,có cả quả chín,quả xanh,hoa,nụ thì phải bôi rải H1 rải ra cách nhau 15 ngày ; lần bôi đầu lấy quả chín cách tết 55- 65 ngày tùy giống,lần bôi cuối lấy nụ cách tết 15 ngày. Tùy thời tiết,giống và thực tế hoa trái để có thể pha loãng H1 phun phụ cho hoa trái lớn khi gặp rét,hoặc neo trái được lâu hơn…,điều chỉnh sao cho chuẩn tết.

 

 

2.Cho cây Sung ra quả :

-Cây sung khi đã ra quả nếu chỉ thu quả,không vặt vòi chính chùm quả thì cứ vậy ra quanh năm,càng về sau chùm quả càng dài,có thể dài cả mét mà không cần làm nhiều lần.

-Dùng 2ml chế phẩm B3  pha 1 lít nước,phun ướt toàn bộ thân lá và tưới ẩm bầu gốc sáng sớm hoặc chiều mát,cây cao to khó phun thân lá thì có thể tưới thẳng vào gốc ; thường B3 dùng là ép sung ra quả tính theo đường kính gốc,mỗi 1cm đường kính gốc cần đáp ứng 1ml B3. Ví dụ,cây đường kính gốc 20cm sẽ dùng 20ml B3,cây 50cm đường kính gốc dùng 50ml B3…

-Đối với cây nhỏ,cây trẻ chưa ra quả bao giờ thì sau 20 ngày tưới B3,cây già,cây đã từng có quả nhưng mất quả thì 10 ngày sau khi tưới B3 là bắt đầu chấm H1 được. Dùng tăm bông nhúng trực tiếp H1 rồi chấm lên các lóng đốt trên thân là các viền gờ nổi lên trên cây sung tương tự đốt cây tre,hoặc vị trí chân cành,các sẹo trên thân chính,vị trí khó ra tự nhiên,hoặc vị trí mình yêu thích ; những vị trí cành tơ hay trên ngọn phần đa tự ra theo không cần chấm trực tiếp H1. Chấm sao cho gọn vết chấm,không loang rộng quá sẽ thừa,thừa nhiều quá dễ bị cháy mầm khi lên ; chấm 1 lần là được,không phải vệ sinh hay cào xước gì. Những chỗ phẳng không có lóng gờ lên hay không có u sẹo mà vẫn muốn ra chỗ đó thì phải tạo sẹo trước,khi sẹo hoàn thiện rồi mới chấm H1.

Sau khoảng 15-25 ngày chấm H1 sẽ bật mầm quả từ vết chấm,mùa lạnh hoặc vùng lạnh hoặc cây già thì từ khi chấm đến khi bật có thể kéo dài hơn lên đến 45 ngày ; từ khi nhú sẽ hình thành chùm quả hoàn thiện tùy cách chăm sóc,mùa vụ,lực cây sẽ cần thêm 25.45 ngày nữa. Tùy cây,cách chăm,mùa vụ,vùng miền mà tính từ khi bắt đầu dùng B3 đến khi thấy quả sẽ từ 1-3 tháng.

-Trường hợp cây sung chưa phân hóa mầm hoa đã chấm H1 sớm mà lên chồi thì rất đơn giản pha B3 1ml/1 lít nước phun trực tiếp lên chồi đó 1 lần,sau 5-7 ngày bôi lại H1 vào gốc chồi đó sẽ ra quả và chỉ khi thực sự mầm trưởng thành chưa ra quả mới làm lại như vậy. Nếu mầm chồi mà vẫn có mầm nụ như hạt thóc kèm theo thì lá sẽ dần rụng và chuyển thành vòi quả,không cần làm lại.

3. Phun H1 loãng để đậu quả,to quả,kích lớn,chống rụng :

 -Nếu phun để giữ quả lâu rụng,to quả cho sung nói riêng,hoa quả nói chung thì pha 1ml H1 với 3-5 lít nước để phun trực tiếp lên tán và quả non 1,2 lần tùy cây sẽ giúp trái to,ít rụng trái non,neo quả lâu,tăng độ ngon.

 -Nếu khó thụ phấn,khó đậu quả với 1 số cây thì dùng 1ml H1 pha 3-5 lít nước phun sương trực tiếp lên nụ hay lên hoa giúp hoa đực và hoa cái chín đồng thời sẽ dễ thụ phấn,hoặc thay thế chất được sinh ra bởi quá trình thụ phấn giúp đậu quả.

4. Đối với Mai,Đào,quất,hoa Trà chơi tết :

B3 giúp phân hóa mầm hoa,H1 giúp kéo ra nụ hoặc kích nhanh lớn cho hoa quả. Nắm được nguyên lý này để thử nghiệm,nghiên cứu.

- Mai,Đào : Phun B3 1 lần nồng độ 1ml B3 pha 1 lít nước (1 nắp chai B3 cho bình 15 lít ),phun trước khi tuốt lá 1 tháng. Sau khi vặt lá nếu có nguy cơ nụ lớn chậm nở không kịp tết thì pha 1ml H1 với 3 lít nước phun sương lên cành trực tiếp vào những nụ chấu để thúc nụ nhanh lớn,nhanh nở để kịp tết.

-Với Quất ra hoa cuối tháng 8 âm lịch thì quả chuẩn tết,phun B3 đầu tháng 8 cũng 1ml B3 pha 1 lít nước phun ướt thân lá 1 lần,đến cuối tháng 8 âm nếu nụ chưa ra kịp thì cũng dùng 1ml H1 pha 3 lít nước phun ướt thân lá để kéo nụ ra cho kịp. Những trường hợp chậm lớn có nguy cơ không kịp tết cũng dùng 1ml H1 pha 3 lít nước phun trực tiếp lên quả để thúc nhanh lớn,đẹp mã,kịp tết,neo trái lâu.

-Một số loại hoa Trà như phấn cung đình…, để tự nhiên thường nở sau tết,muốn nhanh lớn nở kịp tết cũng dùng H1 pha loãng 1ml với 3 lít nước để phun lên nụ chấu kích nhanh lớn,nhanh nở,kịp tết. Thời kỳ tạo nụ vào khoảng giữa đến cuối tháng 5 âm lịch phun được B3 1ml/1 lít nước 1 lần lên thân lá cũng giúp sai nụ,to nụ.

5.Đối với hoa lan :

-Cơ bản B3 sử dụng cho hoa lan nồng độ rất loãng,khoảng 1ml B3 pha 3 lít nước với các loại lan đơn thân và địa lan (Đai Châu,Quế,Lan Kiếm…) ; 1ml B3 pha 5 lít nước với các loại lan đa thân ( Phi Điệp,Dendro,Hạc Vĩ…) . Bổ sung 20-30 ngày tưới 1 lần giúp mập thân,dày lá,ngắn lá,rễ khỏe,phân hóa mầm hoa tốt,hấp thụ phân bón tốt,kháng nấm bệnh.

-Trên lan không dùng H1 bởi phun quá hay bôi đặc H1 làm lan  hay bị vàng lá cây mẹ với lan đa thân,đơn thân có thể sử dụng được như Keikie.

Dùng Keikie như Keikie A1,Keikie Pro…chuyên dùng cho hoa lan thay H1 để bôi trực tiếp hoặc và pha loãng để phun kéo ra nụ hay phun kích nụ nhanh lớn,nhanh nở.

- Đai Châu,Hồ Điệp cuối tháng 9 âm sang đầu tháng 10 phun được 1-2 lần B3 1ml/3 lít nước để phân hóa mầm hoa,ra nụ để nở chuẩn tết nếu như chăm sóc thường ngày không dùng B3 . Nếu nụ khó bật,lớn chậm thì pha 1ml Keikie A1 với 1 lít nước để phun sương lên cây kéo nụ,hoặc phun lên nụ kích nhanh lớn,nhanh nở.

-Đối với phi điệp hay các loại thân thòng tương tự (Long Tu,Hạc Vĩ,Dendro…) nếu chế độ chăm thường xuyên không có B3 thì phải phun B3 vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 âm lịch 1-2 lần,cách nhau 1 tuần (1ml B3 pha 3 lít nước) nếu chế độ chăm thường xuyên không có B3. Tiến hành bôi trực tiếp loại kích hoa chuyên cho lan là Keikie như Kiekie Ngọc Linh,pro…. Lột nhẹ vỏ bao ngoài mắt ngủ rồi dùng tăm bông chấm  Kieikie bôi trực tiếp lên mắt ngủ 1 lần vào cuối tháng 10 âm lịch. ( bôi Keikie cách tết 65 ngày ). Nếu nụ ra chậm lớn pha A1 1ml/1 lít nước phun sương lên nụ.

-Công thức nền tham khảo phun B3 giúp phân hóa mầm hoa trên hoa lan mà chế độ chăm thường xuyên không có B3 là phun trước mùa ra nụ, hoặc trước khi kích hoa khoảng 1 tháng,1ml B3 pha 1 lít nước phun 1-2 lần,cách vụ hoa hoặc trước khi kích hoa 1 tháng. Các loại lan Kiếm

6. Đối với các loại cây trồng khác ?

-B3 giúp phân hóa mầm hoa ; H1 giúp kéo ra nụ,đánh thức mắt ngủ,hoặc kích nhanh lớn cho hoa quả hay phun lên hoa giúp thụ phấn, phun lên quả chống rụng trái,neo trái lâu giúp kéo dài thời gian thu hoạch hặc giúp to trái,tăng chất lượng trước khi thu hoạch và sau thu hoạch bảo quản được lâu hơn.

Bôi trực tiếp H1 chỉ áp dụng với cây có cảm ứng với H1 ở nồng độ cao này nhằm kéo chồi hay hoa ở vị trí chấm trực tiếp (Sung,Mít,..) ; cây ra hoa ở đỉnh ngọn thì H1 thường pha nước phun để kéo chồi lộc hoặc kéo nụ khi đã phân hóa mầm hoa. H1 bôi trực tiếp vết cắt làm vết cắt mau liền sẹo,bôi chỗ không chứa mắt ngủ giúp phân bào mạnh,kích to ngang chỗ bôi trực tiếp với thân gỗ.

-B3 và H1 phổ tác dụng rất rộng với nhiều loại cây trồng,tuy nhiên với mỗi loại cây trồng thì thời điểm tác động,nồng độ sử dụng sẽ khác nhau đôi chút,cần nghiên cứu thực nghiệm để tìm cách áp dụng cho phù hợp theo mục đích giúp cây sai hoa,sai quả,ra trái vụ hay giúp cây khỏe,tăng hiệu quả phân bón. 

-Dùng B3 để ép cây phân hóa mầm hoa thì công thức nền tham khảo để nghiên cứu là : 1-3ml B3/1 lít nước cho 1 mét đường kính tán hoặc cho 1cm đường kính gốc, dùng 1 lần cho cả 1 chu kỳ mùa vụ.

-Dùng H1 để phun kéo nụ,kích mọc chồi lộc,phun lên nụ,lên hoa để kích thích đậu quả,phun lên quả để kích lớn hay hạn chế rụng trái thì nồng độ thường dùng 1ml H1 pha 3-5 lít nước.

 

 6.Lưu ý :

-Phun quá B3 lượng cần thiết sẽ ức chế sinh trưởng,kìm hãm cây lớn,rụng lá,nhỏ lá,cháy ngọn...,vì thế không dùng nồng độ cao 1mlB3/1 lít nước nhiều lần liên tục ; nồng độ này chỉ dùng 1 lần ép cây ra hoa,quả cho cả 1 mùa vụ.

-H1 nồng độ loãng 1ml/3-5 lít nước khi phun lên thân lá hay tưới gốc giúp bật chồi lộc khỏe,nhanh lớn. -B3,H1 có thể pha chung với phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật. Nắm được nguyên lý này để thử nghiệm,nghiên cứu với các đối tượng cây trồng.

-Nhiều loại cây trồng chỉ cần B3 đã tác dụng tốt giúp ra hoa trái mà không cần H1

-Nhiệt độ từ 250c trở lên là B3,H1 tác dụng tốt nhất,tối thiểu 230c. Khi phun B3 hay chấm H1 đủ 36h không mưa hay không tưới để cây hấp thụ,sau thời gian đó chăm sóc hay tưới bình thường,lúc đó cây đã hấp thụ đủ. Việc cắt tỉa cây trước hay sau sử dụng B3,H1 cũng không ảnh hưởng đến tác dụng B3,H1.

 -Nếu ép quá B3 thì khi ra vòi hoa hay bị ngắn,lá nhỏ,lúc này lại pha pha loãng H1 1ml/3 lít nước phun sương lên nụ,quả hay cây để kéo lớn lại bình thường,mọc được chồi lộc mới,giải bớt B3 dư thừa đi. (H1 pha phun sẽ hóa giải phần B3 dư thừa)

-Sau mỗi chu kỳ dùng B3 ép cây ra hoa quả cần chăm sóc phân bón đầy đủ,phun những chất kích thích ra rễ,chồi lộc mới như chế phẩm R1 là chất kích rễ và kích thích sinh trưởng rất tốt,hoặc pha loãng H1 1ml/3 lít nước,hoặc những chất kích thích sinh trưởng khác,và có thời gian nghỉ để dưỡng cây. Sau khi cây phát triển 1,2,3 đợt lộc,cây thực sự khỏe mới làm đợt tiếp,tránh bắt cây ra hoa quả liên tục mà chăm bón không đáp ứng được sẽ làm cây nhanh già cỗi.

-Nên chú trọng chăm cây bằng kết hợp phân hữu cơ ủ bằng men vi sinh bacillus để vi sinh vật phân giải phần dư thừa cây không dùng đến còn sót lại trong đất dẫn đến quá nồng độ cần thiết cho vụ sau nếu dùng nồng độ như vụ đầu mà mình khó ước lượng phần dư còn tồn lại.

8.Có tồn dư gì trên hoa trái không ? - Đây là nhóm các hormone thực vật mà bản thân nội sinh trong cây cũng phải sản sinh ra nhóm này mới ra hoa đậu quả hay sinh trưởng sinh dưỡng. Trong một số điều kiện,mùa vụ cây thiếu thì bổ sung ngoại sinh cho cây có đủ để điều khiển cây theo mục đích hướng tới mà thôi. Nó không có tồn dư gì trên hoa trái sau thời gian ngắn,nó chuyển hóa theo cơ chế sinh học trong cây nhanh hơn cả việc chuyển hóa NPK,đây là những chất điều hòa sinh trưởng nếu áp dụng phù hợp làm tăng năng suất,chất lượng,đáp ứng tiêu chuẩn thị trường khó tính nhất,kiểm tra khắt khe nhất.

-Bà con nhân tiện có B3 và H1 cho Sung,Thanh Long có thể tự nghiên cứu cây khác để hình thành kinh nghiệm,bí quyết cho riêng mình trên cơ sở công thức nền ;nghiên cứu thử nghiệm quy mô nhỏ,có hiệu quả mới nhân rộng ứng dụng đại trà. Về phía công ty sẽ từng bước hoàn thiện quy trình cho từng loại cây,có được quy trình chính xác cho cây nào sẽ cập nhật trong hướng dẫn sử dụng này,trên hệ thống video hướng dẫn,website…

Có loại H1-P chuyên dùng phun để đánh thức mắt ngủ,kích thích chồi lộc,kích thích sinh trưởng mạnh,nó mạnh và thêm nhiều các loại điều hòa sinh trưởng nhóm khác,nó phù hợp phun cho những loại ra hoa ở đỉnh cành như Vải,Xoài,Sầu Riêng hoặc tương tự mà cần dùng cách phun. H1 này phù hợp cho vừa bôi trực tiếp được cho một số loại như Sung,Mít,Thanh Long lại pha phun được; nếu không phải cần dùng cách bôi trực tiếp những loại ra ở thân cành như Sung,Mít,Thanh Long thì nên dùng H1-P.

 

Dịch vụ uy tín
Hotline: 0985.379.263
Miễn phí Ship đơn hàng > 300k
Giao hàng toàn quốc
Loading...